So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong

Sun12082024

Đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh "Xây dựng mô hình trồng cây Sâm cau (Curculigo orchioides) làm nguyên liệu để sản xuất thực phẩm chức năng tại tỉnh Đắk Nông"

Đánh giá:  / 0
DởHay 

Ngày 22/3, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Xây dựng mô hình trồng cây Sâm cau (Curculigo orchioides) làm nguyên liệu để sản xuất thực phẩm chức năng tại tỉnh Đắk Nông”.

 

Các thành viên Hội đồng tham gia tại buổi nghiệm thu

          Nhiệm vụ do Thạc sĩ Trần Thị Linh Giang, Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) làm chủ nhiệm. Đề tài được thực hiện trong vòng hơn 40 tháng (từ 9/2020-2/2024), với tổng kinh phí là hơn 2,126 tỷ đồng.

   Với mục tiêu là xây dựng mô hình trồng tạo nguồn nguyên liệu và tạo sản phẩm từ cây Sâm cau (Curculigo orchioides) tại tỉnh Đắk Nông, đề tài đã xây dựng được mô hình trồng cây Sâm cau từ giống nuôi cấy mô; đánh giá hoạt chất và hoạt tính sinh học của cao chiết từ cây Sâm cau. Thông qua đề tài đã chế tạo được tạo viên nén thực phẩm chức năng chứa cao chiết cây Sâm cau và xây dựng quy trình chiết cao định chuẩn cây Sâm cau. Từ đó giúp bảo tồn, nâng cao giá trị của cây Sâm cau trên địa bàn tỉnh.

Các sản phẩm từ Sâm cau sau khi nghiên cứu

 Đề tài được hội đồng nghiệm thu đánh giá Đạt, đồng thời kết quả sau khi nghiệm thu sẽ bàn giao lại cho ngành chức năng của tỉnh Đắk Nông để triển khai áp dụng sâu rộng trong thực tiễn.

  Với các công dụng trong y học về tác dụng kích thích tăng hàm lượng một số hormone sinh dục như FSH, LH, testosterone và tăng hoạt tính các enzyme liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng sinh dục, hiện nay, sâm cau là một trong những loại dược liệu rất được quan tâm. Tuy nhiên, với sự khai thác ồ ạt, vùng phân bố bị khai thác triệt để, sâm cau đang đứng trước nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng. Sâm cau được đánh giá là loài sắp nguy cấp theo nguồn Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (theo Nguyễn Tập, 2007). Cây sâm cau ngoài tự nhiên chủ yếu được nhân giống từ hạt hoặc bằng thân, nhưng hệ số nhân giống rất thấp. Vì vậy, việc nhân giống, xây dựng mô hình trồng và phát triển bền vững cây sâm cau được đánh giá là vô cùng cấp thiết.

Tin, ảnh: Nguyễn Mai