Lổi
  • Error loading feed data

Tin Techmart

Tin tức Đắk Nông

Di tích lịch sử cách mạng căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV

Huyện ủy, Tỉnh ủy, Liên tỉnh. Đây là nơi đưa đón các đồng chí Lãnh đạo từ Trung ương vào thành lập chủ lực Miền, để chỉ đạo cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, đồng thời là hành lang chiến lược đưa sức người, sức của từ hậu phương ra tiền tuyến đóng vai trò như bản lề nối Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, miền Bắc với miền Nam.

Ngày 23/01/1959, thực hiện âm mưu thiết lập vành đai ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng ở Tây Nguyên với Đông Nam Bộ và Sài Gòn, Ngô Đình Diệm đã ra sắc lệnh thành lập tỉnh Quảng Đức. Chúng đặt thêm một số đồn bốt từ Đắk Gằn đến Bu Prăng, xây dựng sân bay Nhân Cơ và tổ chức lực lượng bảo an, dân vệ dày đặc nhằm kìm kẹp phong trào nổi dậy của nhân dân các dân tộc tại địa phương và ngăn chặn việc nối liền hành lang chiến lược Bắc – Nam.

Về phía ta, để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa đoàn B90 và Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trong công tác khai thông hành lang chiến lược Bắc – Nam và phát triển cở sở cách mạng tại Nam Tây Nguyên, giữa năm 1959, Liên khu V điều đồng chí Vũ Anh Ba (Hồng Ưng) nguyên Bí thư liên tỉnh IV vào làm Bí thư Ban cán sự tỉnh.

Đầu năm 1960, Liên khu ủy V quyết định chia tỉnh Đắk Lắk thành Bốn vùng (gọi mật danh là B), gồm B3, B4, B5, B6; trong đó B4 là toàn bộ phần đất tỉnh Quảng Đức do ngụy quyền Sài Gòn lập. Trên cơ sở địa giới hành chính này, tháng 12/1960, Trung ương quyết định thành lập tỉnh Quảng Đức và Đảng bộ tỉnh Quảng Đức trực thuộc Liên Khu ủy V. Ban chỉ đạo đầu tiên của tỉnh gồm có đồng chí Vũ Anh Ba (tức Hồng Ưng) làm Bí thư Ban cán sự và các đồng chí Trần Phòng (Bảy Biên), Lê Đạo (Ba Đạo, A Ma Nhao), A Ma Sa (YB’ơ), Trần Quang Sang (Bá Phước), Phùng Đình Ấm (Ba Cung), Phạm Văn Lạc (Tư Lạc). Tỉnh dựa vào vùng căn cứ kháng chiến tại Nâm Nung, vùng Plateau Rôbot gồm các buôn R’cập, Jrah, Jokju, Broah, Choaih, Fibri để làm địa bàn hoạt động.

Quần thể khu di tích bao gồm hai địa điểm: Địa điểm Tỉnh ủy B4, Liên tỉnh IV và địa điểm Tỉnh đội B4. Khu căn cứ Tỉnh đội nằm ở chân đồi Yok K’Lé Lay. Vành đai ngoài khu vực Tỉnh đội hiện tại vẫn còn những vết tích hầm, hào hình chữ Z, bếp Hoàng Cầm và những dấu tích địa dư mà các chiến sỹ trước đây phát rẫy trồng màu (lúa, ngô, khoai, sắn...). Vào bên trong vành đai là trung tâm của Tỉnh đội (1968-1971), nơi đây như một quần thể kết cấu của nhà và hầm nối tiếp nhau.

Ngược dòng chảy của con suối Đắk Đ'Rouk khoảng 1 km là tới căn cứ của Liên tỉnh IV và Tỉnh ủy B4, thuộc địa bàn thôn 2, bon Ja Rah, xã Nâm Nung (Krông Nô), di tích hiện còn là một nền đất hình chữ nhật, có diện tích 13,5m2, độ sâu 0,15m, bốn bên là tre nứa bao trùm, nơi trước đây là căn nhà của Tỉnh ủy B4, Liên tỉnh IV đóng và làm việc.

Ngày nay, đến thăm Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến B4 - liên tỉnh IV, có thể thấy Di tích như nằm lọt giữa thảm rừng nguyên sinh, với những cây cổ thụ như ôm ấp che chở các dấu tích của một thời lịch sử oai hùng. Từ Lâm trường Nâm Nung (huyện Krông Nô) rẽ trái theo hướng Đông, từ huyện Đăk Song theo tỉnh lộ 6 hoặc từ thị xã Gia Nghĩa theo tỉnh lộ 4 là chúng ta có thể đến Khu di tích Tỉnh ủy B4 và Liên tỉnh IV.

Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV khẳng định tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc anh em Kinh - Thượng. Khẳng định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong việc tổ chức bộ máy lãnh đạo các cấp, xây dựng được thế trận lòng dân, tranh thủ sự nhiệt tình ủng hộ của quần chúng nhân dân với cách mạng trong điều kiện hết sức khó khăn.

Đức Toàn (T/h)

Thêm ý kiến


Security code
Làm mới