Lổi
  • Error loading feed data

Tin Techmart

Tin tức Đắk Nông

Khoai lang Nhật Bản tại Đắk Nông

khoai lang mới ở mức 700 ha, sản lượng khoảng 5.726 tấn, đến năm 2011, tổng diện tích nâng lên hơn 7.000 ha, sản lượng khoảng 80.822 tấn. Địa phương có diện tích khoai lang lớn nhất là Đắk Song với 4.124 ha, tiếp đến là Tuy Đức: 2.364 ha, Đắk Mil: 281 ha, Đắk G’Long: 90 ha...

Qua thực tế sản xuất, khoai lang Nhật Bản đã mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Với năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha, giá bán 6.500 đồng/kg, (tổng chi phí đầu tư 46,7 triệu/ha), mỗi năm người dân có thể thu về 148 triệu đồng (2 vụ/năm). Từ đây, có thể khẳng định, hiệu quả kinh tế đạt rất cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh. Đặc biệt, cây trồng này phù hợp với trình độ canh tác của người dân, hiệu quả lại cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa, hoa màu… nên đã giải quyết kịp thời vấn đề thiếu hụt lương thực, góp phần giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Mặc dù, được xác định là cây "xóa đói giảm nghèo" cho nông dân, nhưng thực tế đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có đơn vị nào cung ứng giống đảm bảo tiêu chuẩn cho người dân. Người dân chủ yếu là tự nhân giống từ vụ này sang vụ khác và họ tận dụng cả dây khoai già cỗi, dây mang mầm bệnh để trồng. Vì thế, có một số diện tích xảy ra hiện tượng thoái hóa giống, từ đó phát sinh các hiện tượng như xoắn lá, rụt ngọn, ít phân cành, dễ nhiễm bệnh… khiến cho hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó, do nhu cầu cây giống cao nên trên thị trường xuất hiện tình trạng bán giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc và giá thành rất cao.

Thêm vào đó, hệ thống phân phối, tiêu thụ cũng gặp không ít khó khăn, hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có đầu mối thu mua khoai lang là hộ tư thương, chưa có công ty, doanh nghiệp thu mua và chế biến tại chỗ. Hầu hết, khoai lang được tư thương thu mua và vận chuyển về TP. HCM hoặc Lâm Đồng tiêu thụ, địa phương không nắm rõ về sản phẩm khoai lang của địa phương chế biến và xuất khẩu ra thị trường nào?!

Nhằm phát huy thế mạnh của cây trồng chủ lực, Đắk Nông đang xây dựng quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu khoai lang để tránh tình trạng trồng tự phát dẫn đến thừa nguyên liệu, thiếu đầu ra; triển khai việc đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu; triển khai đề án xây dựng và phát triển chuỗi giá trị khoai lang. Đồng thời, tỉnh đang tích cực kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở sản xuất giống, kỹ thuật tại chỗ để cung ứng cho người dân; đầu tư xây dựng nhà máy chế biến khoai lang với công suất 7 vạn tấn sản phẩm mỗi năm, vốn 132 tỷ đồng tại huyện Đắk Song, Tuy Đức, tuy nhiên, chưa tìm được nhà đầu tư!