Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 05 Tháng mười một 2020 08:55
Ngày 26/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 99/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Theo đó, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí quy định tại Nghị định này bao gồm:
Hành vi vi phạm trong lĩnh vực dầu khí, thăm dò, khai thác dầu khí (bao gồm việc thực hiện các công việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, thu dọn công trình dầu khí, xây dựng, lắp đặt, vận hành công trình khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, xử lý và chế biến dầu khí, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm dầu khí và dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các công việc nêu trên);
Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu;
Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu;
Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí;
Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh khí.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau: Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất.
Ngoài hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất xăng dầu, nguyên liệu sản xuất xăng dầu, khí;
Buộc thu hồi chai LPG, LPG chai hoặc LPG chai mini không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
Buộc thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng khí không bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng;
Buộc trả lại chai LPG cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/10/2020, thay thế Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Đức Thuần
Tin mới
- Hoàn thiện công nghệ chế biến nấm ăn quy mô công nghiệp - 11/11/2020 09:01
- Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp Đổi mới sáng tạo năm 2020 - 06/11/2020 15:09
- Việt Nam xem xét thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người - 06/11/2020 14:44
- Kết nối chuyển giao công nghệ cho ngành sản xuất hoa của Việt Nam - 06/11/2020 10:36
- Phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn III - 06/11/2020 09:40
Các tin khác
- Thực hiện tiêu chuẩn, đo lường: Ngăn chặn hàng kém chất lượng - 03/11/2020 14:46
- Hội thảo "Ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa cho nông nghiệp công nghệ cao" - 02/11/2020 10:28
- Bế mạc Tuần lễ "Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo năm 2020" - 02/11/2020 10:09
- Năng suất - yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - 29/10/2020 10:01
- Phát triển hạ tầng số và công nghệ số - nền tảng cho đô thị thông minh - 29/10/2020 09:50