So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong

Thu07042024

Đắk Nông: 15 năm thi hành Luật Giao dịch điện tử

Đánh giá:  / 0
DởHay 

   Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 được Quốc hội khoá XI thôngqua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, có hiệu lực thi hành ngày 01/03/2006,tạohành lang pháp lý quan trọng quy định về các giaodịch điện tử tronghoạt động của các cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thươngmại, tài chính, ngân hàng. Sau gần 15 năm triển khai thực hiện, Luật Giao dịch điện tử đóng vai trò quan trọng cùng với các luật chuyên ngành khác đã tạo cơ sở pháp lý để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy giao dịch điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, đưa ứng dụng khoa học và công nghệ vào cải cách hành chính của bộ máy nhà nước.

LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ Số: 51/2005/QH11   

   Đối với Đắk Nông,nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của Giao dịch điện tửđối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh đã xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai ứng dụng được các phần mềm và kho cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố đã xây dựng Trang thông tin điện tử riêng, tổ chức hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư của tỉnh trên Internet và triển khai ứng dụng thương mại điện tử một cách hiệu quả. Các doanh nghiệp đã ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, hầu hết các doanh nghiệp đã đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, kết nối Internet, sử dụng các phần mềm trong sản xuất, quản lý như phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, một số doanh nghiệp cũng xây dựng website riêng để quảng bá, trao đổi thông tin và giao dịch trực tuyến qua mạng.

   Đến nay, 100% cơ quan thuộc hệ thống chính trị của tỉnh đã được triển khai các hệ thống thông tin dùng chung để xử lý, trao đổi hồ sơ, văn bản điện tử trên môi trường mạng. Hệ thống chứng thư số, chữ ký số đã triển khai đến 100% cơ quan, tổ chức và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức phụ trách bộ phận kế toán. Hiện có trên 90% số lượng văn bản (trừ văn bản mật, tối mật, tuyệt mật) đi, đến của các cơ quan Đảng được trao đổi, xử lý trên mạng; các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa cơ quan Nhà nước được được gửi, nhận hoàn toàn dưới dạng điện tử, rất ít sử dụng văn bản giấy.

   Việc trao đổi, xử lý văn bản điện tử trên môi trường mạng đã góp phần đổi mới lề lối làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của công nghệ thông tin được nâng cao; công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý hành chính Nhà nước là điều kiện quan trọng để Đắk Nông nâng cao Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT index) và Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.

   Bên cạnh những kết quả đạt được thì Giao dịch điện tử tại Đắk Nông cũng còn một số hạn chế đó là: (1)Việc sử dụng các Hệ thống phần mềm và chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu trong môi trường mạng tại một số ít đơn vị chưa tích cực, chủ động dẫn đến kết quả chưa đạt như mong muốn. (2) Hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh lạc hậu, thiết bị công nghệ thông tin cũ, cấu hình thấp chưa được đầu tư nâng cấp kịp thời. (3) Việc sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành để gửi, nhận văn bản điện tử ở cấp xã hạn chế. (4) Do kinh phí của địa phương dành cho các hoạt động thương mại điện tử còn hạn chế nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện. (5) Nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của thương mại điện tử mang lại trong một số doanh nghiệp chưa được đầy đủ, doanh nghiệp chưa thấy rõ vai trò, hiệu quả kinh tế của thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, các doanh nghiệp tỉnh Đắk Nông hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hạn chế, chưa thực sự chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai thương mại điện tử; doanh nghiệp chưa có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử nên tỷ lệ ứng dụng trong thực hiện thủ tục hành chính còn hạn chế.

   Để Giao dịch điện tử ngày càng phát triển và đi vào cuộc sống, trong thời gian tới rất mong nhận được sự hỗ trợ hơn nữa từ các bộ, ngành Trung ương bố bố trí kinh phí, hướng dẫn tỉnh Đắk Nông trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh tỉnh, hình thành Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng phù hợp với lộ trình phát triển Chính phủ số và Đô thị thông minh của quốc gia./.

Tin: Đức Thuần