'Bản sao Trái đất' nhiều khả năng có đại dương bao phủ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 14 Tháng mười 2016 11:06
Hành tinh đá Proxima b ở khu vực có thể sinh sống của ngôi sao gần Mặt Trời nhất nhiều khả năng chứa đại dương nước lỏng tương tự Trái Đất.
Đồ họa mô phỏng hành tinh Proxima b. |
Các nhà vật lý thiên văn ở Viện nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) tính toán kích thước và các đặc điểm trên bề mặt hành tinh Proxima b và kết luận một đại dương giống trên Trái Đất có thể bao phủ hành tinh này, Phys.org hôm qua đưa tin.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố phát hiện về Proxima b vào tháng trước và nhận định đây là ngoại hành tinh đầu tiên mà con người có thể gửi robot thăm dò tới trong tương lai. Hành tinh quay quanh ngôi sao mẹ Proxima Centauri cách hệ Mặt Trời 4 năm ánh sáng, trong khu vực có thể tồn tại sự sống. Proxima b có khối lượng ước tính lớn gấp 1,3 lần Trái Đất và cách ngôi sao mẹ 7,5 triệu km.
"Trái với dự đoán, khoảng cách gần chưa chắc có nghĩa bề mặt Proxima b quá nóng để cho phép nước tồn tại ở dạng lỏng", nhóm nghiên cứu CNRS nhận xét.
Ngôi sao Proxima Centauri nhỏ hơn và mờ hơn Mặt Trời 1.000 lần, chứng tỏ Proxima b nằm ở khoảng cách phù hợp để tập trung những điều kiện phù hợp cho sự sống. Theo nhóm nghiên cứu CNRS, hành tinh chắc chắn có nước lỏng trên bề mặt cùng với một số dạng sống.
Kích thước của ngoại hành tinh được tính bằng cách đo ánh sáng đến Trái Đất bị hành tinh chắn khi đi ngang qua ngôi sao mẹ. Tuy nhiên, do chưa thể quan sát sự di chuyển của Proxima b, nhóm nghiên cứu phải dựa vào các mô phỏng để ước tính thành phần cấu tạo và bán kính hành tinh.
Họ tính toán bán kính Proxima b vào khoảng 6.371 km, gấp 0,94 - 1,4 lần Trái Đất. Nếu giả định bán kính tối thiểu là 5.990 km, hành tinh rất đặc với lõi kim loại chiếm 2/3 khối lượng, bao quanh là lớp vỏ đá. Nếu tồn tại nước lỏng trên bề mặt, tổng lượng nước sẽ đóng góp hơn 0,05% khối lượng hành tinh, tương tự như trên Trái Đất với tỷ lệ khoảng 0,02%.
Trong trường hợp bán kính lớn hơn ở mức 8.920 km, khối lượng của Proxima b sẽ chia đều cho phần lõi đá ở trung tâm và nước bao quanh. "Ở trường hợp này, Proxima b sẽ được bao phủ bởi đại dương lỏng sâu 200 km. Cả hai trường hợp đều tồn tại khí quyển mỏng bao quanh hành tinh giống như Trái Đất, khiến Proxima b trở thành nơi phù hợp cho sự sống phát triển", nhóm nghiên cứu CNRS kết luận.
Nguồn: http://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/
Tin mới
- Mất đa dạng sinh học sẽ khiến con người mắc nhiều bệnh hơn - 07/08/2020 08:36
- Nghiên cứu mới xác định 21 loại thuốc hiện có thể điều trị COVID-19 - 05/08/2020 11:02
- Mỹ tăng gấp đôi chi tiêu cho vắc-xin virus tiềm năng lên tới gần 1 tỷ đô la Mỹ - 29/07/2020 14:26
- Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 2018 - 09/10/2018 16:09
- Nobel Vật lý 2018 vinh danh các nhà khoa học Mỹ, Pháp, Canada - 02/10/2018 09:56
Các tin khác
- Sáng chế biến chai nhựa phế phẩm thành vỏ điện thoại - 14/10/2016 11:03
- Chip mới có thể thúc đẩy sự phát triển của công nghệ lượng tử - 12/10/2016 10:41
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2015: Hãy thức tỉnh và hành động vì âm nhạc - 03/04/2015 13:51
- Phát hiện chủng virus HIV mới đẩy nhanh quá trình phát bệnh - 27/02/2015 10:39
- Ứng dụng thành công quy trình lên men tỏi thành thuốc quý - 21/05/2014 10:14