Hạt giống thông minh giúp nông dân vượt qua biến đổi khí hậu
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 12 Tháng tám 2020 08:20
Các kỹ sư nông nghiệp ở Đại học Brunel, London (Anh) vừa giới thiệu hạt giống thông minh cùng hệ thống giám sát công nghệ cao được áp dụng trí tuệ nhân tạo để vận hành tự động. Với công nghệ mới này, đất trồng, phân bón, nước tưới cũng nhiều yếu tố khác giúp cây sinh trưởng,... sẽ được giám sát tự động nhằm nâng cao năng suất, giảm chất thải và giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.
Nông dân đang theo dõi cánh đồng rau thông minh của mình qua phần mềm trên điện thoại. Ảnh: Reuters
Theo đó, trọn bộ hạt giống tích hợp công nghệ sẽ có giá 118 USD (khoảng 2,7 triệu đồng). Khi được gieo trồng, hạt giống sẽ gửi tín hiệu về máy chủ để thông báo các chỉ số về nhiệt độ môi trường, độ ẩm của đất cũng như các điều kiện, yếu tố sinh trưởng của cây.
Nhà nghiên cứu Lorenzo Cucurachi cũng là kỹ sư chính phát triển dự án, chia sẻ: “Các hạt giống thông minh này thật ra là những thiết bị không dây, nhỏ gọn có pin và cảm biến để thu thập dữ liệu đất và gửi về máy chủ theo thời gian thực, từ đó giúp hệ thống máy tính tự động điều chỉnh sao cho đạt hiệu quả cây trồng cao nhất.”
Cận cảnh quá trình lắp đặt hạt giống thông minh xuống đất. Ảnh: Reuters
Tiến sĩ Tatiana Kalganova, kỹ sư điện của dự án, cho biết: “Mục đích của thiết bị này chính là giúp cây trồng cho ra hiệu quả cao nhất nhưng vẫn đảm bảo nguồn tài nguyên không bị lãng phí, dẫn đến môi trường bị xâm hại. Do được ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mỗi số liệu và phân tích đưa ra đều được tổng hợp lại để giúp thiết bị hoạt động chính xác hơn nữa.”
Nông dân khi sử dụng hệ thống này sẽ dễ dàng theo dõi được cây trồng của mình thông qua số liệu gửi về phần mềm trên máy tính hay điện thoại. Thiết bị sẽ thông báo rằng cây trồng nào đang thiếu đất, thiếu phân bón và lượng thiếu cụ thể là bao nhiêu.
Nhưng người nông dân cũng không cần phải đi tưới nước hay rải phân thủ công, vì số lượng thiếu sẽ được hệ thống tự động làm cho đủ qua thiết bị tưới bón tự động. Sản phẩm hiện tại đang được thử nghiệm tại Anh và sắp tới sẽ xuất ngoại đến Ấn Độ.
Nhóm nghiên cứu hy vọng sản phẩm của mình sẽ giúp nông dân cải thiện kinh tế khi tiết kiệm tài nguyên mà vẫn đạt được hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó hành tinh xanh cũng được bảo vệ tốt hơn do lượng nước được sử dụng hợp lý và không gây dư thừa chất thải, chất gây độc hại.
Nguồn: http://skhcn.kontum.gov.vn
Tin mới
- Thuốc Avifavir chữa COVID-19 của Nga được sử dụng ở nhiều nước - 14/08/2020 10:20
- Tìm ra loại polymer có thể chiết xuất vàng và bạch kim từ bảng mạch điện tử - 14/08/2020 09:04
- Triển vọng của cây trồng biến đổi gen tại Kenya và Bangladesh - 13/08/2020 09:00
- Thiết bị chẩn đoán ung thư vú trong 60 phút - 13/08/2020 08:46
- Nghiên cứu cách virus corona di chuyển trong nhà - 13/08/2020 08:31
Các tin khác
- Mỹ công bố kế hoạch xây dựng mạng internet lượng tử an toàn ‘không thể bị thâm nhập’ - 11/08/2020 08:34
- Mất đa dạng sinh học sẽ khiến con người mắc nhiều bệnh hơn - 07/08/2020 08:36
- Nghiên cứu mới xác định 21 loại thuốc hiện có thể điều trị COVID-19 - 05/08/2020 11:02
- Mỹ tăng gấp đôi chi tiêu cho vắc-xin virus tiềm năng lên tới gần 1 tỷ đô la Mỹ - 29/07/2020 14:26
- Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 2018 - 09/10/2018 16:09