Sinh viên Việt chế tạo dung dịch giữ nông sản tươi hơn 10 ngày
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 04 Tháng tám 2020 08:30
Tại cuộc thi Công nghệ chế biến sau thu hoạch năm 2019 vừa tổ chức tháng 4/2019, sinh viên Bùi Thị Khánh Linh, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) giành giải Nhất với nghiên cứu và chiết xuất dung dịch chitosan từ vỏ tôm, cua cùng với dịch chiết polyphenols trong trà xanh để thay thế hóa chất bảo quản nông sản.
Nghiên cứu được đánh giá cao trong bối cảnh nông sản Việt bị thất thoát nhiều sau thu hoạch và các chất bảo quản hóa học có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
Bùi Thị Khánh Linh chia sẻ, chitosan có nguồn gốc từ loài giáp xác, có khả năng tạo màng bảo quản phân hủy sinh học. Tuy nhiên, chitosan lại có khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn kém. Để khắc phục nhược điểm này, Linh tiến hành nghiên cứu biến tính chitosan với dịch chiết polyphenols từ lá trà xanh tạo màng bảo quản nông sản, ngăn chặn xuất hiện nấm mốc, đốm thâm, giữ được độ xanh tươi của nông sản.
So sánh trên các mẫu chuối cho thấy, ở điều kiện thường (nhiệt độ phòng), mẫu chuối không sử dụng chất bảo quản đã chín sau 3 ngày, 5 ngày bắt đầu có đốm đen (bị oxy hóa) và đến ngày thứ 7 bị thối.
Mẫu chuối bảo quản bằng polyphenols chín ngay sau 2 ngày, 4 ngày xuất hiện đốm đen và 8 ngày sau có nấm mốc trên vỏ. Mẫu được phun dung dịch chitosan chín sau 10 ngày, lớp vỏ chuối chỉ chuyển vàng và thối ở nửa thân dưới quả chuối.
Với mẫu phun sương biến tính chitosan với dịch chiết polyphenols có thời gian chín lâu nhất (khoảng 10 ngày), vỏ vẫn còn duy trì được màu xanh, chỉ xuất hiện thối ở đầu cuống nhưng không bị nấm mốc trên thân, khối lượng giảm ít.
Đánh giá về sản phẩm này, GS.TS Đống Thị Anh Đào, Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo cho biết, đây là một nghiên cứu có sự đầu tư và hàm lượng khoa học cao. Sinh viên đã giải thích được cơ chế giúp nông sản kháng khuẩn tốt hơn mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng, chất lượng như ban đầu.
Kết quả nghiên cứu này tạo tiền đề cho việc phát triển chuỗi công nghệ lưu giữ và gia tăng chất lượng nông sản Việt Nam nhằm cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khấu.
Nguồn: Khoa học và Công nghệ Cao Bằng
Tin mới
- Học sinh Việt sáng chế mũ ngăn nCoV - 05/08/2020 11:08
- Để sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng trên thị trường thế giới - 05/08/2020 09:22
- Hiệu quả từ mô hình trồng rau thủy canh An Nông Farm - 05/08/2020 09:05
- 22 ý tưởng công nghệ hứa hẹn thay đổi tương lai - 05/08/2020 08:48
- Nhật Bản sẽ triển khai robot giao hàng tự động trong đại dịch - 05/08/2020 08:25
Các tin khác
- Ứng dụng công nghệ blockchain trong xuất nhập khẩu nông sản - 03/08/2020 10:55
- Tích cực triển khai nhiều Chương trình, Đề án đồng hành cùng doanh nghiệp đến giai đoạn 2030 - 31/07/2020 09:24
- Tăng trưởng số lượng đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp - 31/07/2020 09:07
- Ra mắt nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng - 30/07/2020 14:58
- Tập trung nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam - 30/07/2020 14:38