Nghiên cứu công nghệ sản xuất vòng tẩm progesterone đặt âm đạo góp phần nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 10 Tháng tám 2020 09:46
Theo định hướng đến năm 2020 Việt Nam có khoảng 300 nghìn bò sữa, trong đó chủ yếu là bò sữa cao sản. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ đối nghịch giữa sản lượng sữa và khả năng sinh sản trên đàn bò cao sản. Để đạt sản lượng sữa cao, bò cao sản sau đẻ được áp dụng chế độ ăn dinh dưỡng tăng cường, dẫn tới tăng quá trình tuần hoàn và chuyển hóa thải trừ các hormone sinh sản qua sữa tăng nguy cơ mắc các rối loạn sinh sản sau đẻ như chậm rụng trứng và thể vàng tổn lưu.
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, progesterone được chứng minh là hormone sinh sản có vai trò trọng tâm trong chu kỳ động dục ở động vật nói chung và bò sữa nói riêng. Tại Việt Nam, nhiều loại vòng tẩm progesterone như vòng CIDR và vòng PRID đã và đang được ứng dụng phổ biến trên đàn bò sữa cao sản với mục đích nâng cao khả năng sinh sản. Giá thành mỗi vòng tẩm khá cao, dao động từ 250.000 - 300.000 VNĐ, đồng thời không chủ động vòng tẩm do phải nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, PGS.TS. Sử Thanh Long cùng các cộng sự tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất vòng tẩm progesterone đặt âm đạo góp phần nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa” trong thời gian từ năm 2015 đến 2017.
Đề tài đã thu được các kết quả sau:
- Đã nghiên cứu sản xuất thành công vòng tẩm progesterone (vòng ProB) có dạng hình chữ T bao gồm 3 phần: phần khung xương có dạng hình chữ T có lỗ tròn phía dưới khung; lớp vỏ silicon được tẩm progesterone và phần dây nhựa có thể rút ra được, đặc trưng ở chỗ:
- Khi thử nghiệm vòng ProB trên đàn bò cắt buồng trứng cho thấy khả năng thải trừ progesterone đạt yêu cầu đặt ra (tăng nhanh sau khi đặt vòng, duy trí ở ngưỡng cao trên 1mg/ml và giảm thấp sau khi rút vòng), tương đương với vòng tẩm progesterone đang được sử dụng rộng rãi tại các trang trại bò sữa.
Kết hợp vòng tẩm progesterone vào công thức gây động dục chủ động trên đàn bò sữa sinh sản đạt tỷ lệ động dục (93,0%) và tỷ lệ có chứa tốt (44,08%).
Vòng tẩm progesterone CIDT nhập khẩu từ New Zealand có giá thành dao động từ 250.000 đến 300.000 đồng. Trong khi đó, sản phẩm của Việt Nam sản xuất có giá thành trong khoảng 180.000 - 200.000 đồng. Như vậy, giá thành của vòng progesterone thấp hơn vòng nhập khẩu 20%.
Nguồn: http://skhcn.daknong.gov.vn
Tin mới
- Một số kinh nghiệm dẫn dụ chim yến - 12/08/2020 08:38
- Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ - 12/08/2020 08:11
- 6 gói hỗ trợ truyền thông cho start-up Việt ảnh hưởng COVID-19 - 12/08/2020 08:02
- Màng bọc nano bạc: Giải pháp mới giúp bảo quản hạt giống hiệu quả - 11/08/2020 07:46
- Biến bùn đỏ gây ô nhiễm thành nguyên liệu hữu ích - 11/08/2020 07:37
Các tin khác
- Sử dụng ánh sáng thay vì điện trong cấy ốc tai điện tử - 10/08/2020 09:35
- Ứng dụng Shiny kết hợp với mô hình ARIMA để dự báo đại dịch COVID-19 - 07/08/2020 08:28
- Tạo ra sản phẩm chống loãng xương từ ba kích tím - 07/08/2020 08:12
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 - 06/08/2020 14:23
- Học sinh Việt sáng chế mũ ngăn nCoV - 05/08/2020 11:08