So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong

Thu11212024

Kết quả hoạt động năm 2013 của đề tài TN3/X13 thuộc Chương trình Tây Nguyên III

Đánh giá:  / 0
DởHay 

Trong năm 2013,  đề tài tiến hành tổng thuật tài liệu nghiên cứu từ việc chọn lọc tổng hợp, phân tích các khái niệm cơ bản, các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước và chỉ ra những hạn chế của các nghiên cứu liên quan trước đó làm cơ sở xây dựng câu hỏi, khung nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở khung nghiên cứu, đề tài xây dựng Bộ mẫu phiếu điều tra gồm 4 mẫu phiếu phỏng vấn, điều tra xã hội nhằm thu thập các thông tin định tính từ cán bộ tỉnh, huyện, xã và người dân. Đến nay 4 mẫu phiếu và đề cương các chuyên đề nghiên cứu đã được hoàn thiện.

Đề tài đã tiến hành ký 34 hợp đồng chuyên đề với các chuyên gia của Viện Dân tộc, các chuyên gia ở trong và ngoài Ủy ban Dân tộc, các chuyên gia của các Viện nghiên cứu chuyên ngành...thực hiện các nội dung của đề tài. Các chuyên đề đang được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ.


Hướng dẫn khảo sát cho người dân trên các tỉnh Tây Nguyên
 
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài triển khai điều tra, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại 4 tỉnh Tây Nguyên. Trước khi triển khai công tác điều tra ở Tây Nguyên, đề tài đã tiến hành khảo sát tại 2 tỉnh Lào Cai, Hà Giang – Các địa phương thường chịu nhiều tác động của thiên tai để làm rõ thực trạng các loại hình thiên tai, khả năng phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu tác hại của thiên tai và tóm lược bài học kinh nghiệm của các cấp chính quyền và người dân tộc thiểu số ở địa phương của các tỉnh Hà Giang và Lào Cai trong thời gian qua. Từ thực tiễn ấy góp phần định hướng xây dựng Mô hình Thông tin – Giáo dục và Truyền thông trong cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên từ năm 2013 đến năm 2015. Chuyến khảo sát tiếp theo tại hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai đi sâu phân tích thực trạng các loại hình thiên tai, thiệt hại do thiên tai gây ra, nguyên nhân xảy ra thiên tai trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum và bước đầu đề xuất một số giải pháp phòng tránh, ứng phó và giảm thiểu tác hại của thiên tai và rủi ro của thiên tai cho đồng bào các DTTS tại chỗ.

Hội thảo các loại hình thiên tai và khả năng phòng tránh thiên tai của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên thực trạng và giải pháp
 
Ngoài ra, đề tài tổ chức các cuộc Tọa đàm, Hội thảo tại các tỉnh, huyện và Hội thảo vùng Tây nguyên (5 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum. Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông). Thông qua các cuộc Tọa đàm, Hội thảo khoa học cấp huyện, Hội thảo khoa học cấp tỉnh và Hội thảo khoa học cấp vùng Tây Nguyên đã nhận thức được các loại hình thiên tai thường xảy ra ở địa phương, nguyên nhân xảy ra thiên tai, kinh nghiệm áp dụng tri thức truyền thống của người DTTS tại chỗ trong công tác phòng tránh, ứng phó và giảm thiểu tác hại của thiên tai và rủi ro thiên tai. Định hướng xây dựng 02 Mô hình Thông tin – Giáo dục và Truyền thông  cho 02 cộng đồng DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên là Xơ Đăng và Giẻ Triêng nhằm tăng cường năng lực tự phòng tránh, ứng phó và giảm thiểu tác hại của thiên tai với sự tham gia tích cực của cộng đồng.
 
Nguồn tin: Theo báo cáo kết quả hoạt động năm 2013 của đề tài TN3/X13