So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong

Thu07042024

Nâng cao chất lượng trong xây dựng nông thôn mới

Đánh giá:  / 0
DởHay 

    Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, sau gần 10 năm triển khai thực hiện, xây dựng Nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn tỉnh và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể: Đến nay, toàn tỉnh đã có 22/60 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 36,7%), bình quân mỗi xã đạt 14,57 tiêu chí/xã và chỉ còn 8 xã đạt dưới 10 tiêu chí. Bộ mặt vùng nông thôn ngày càng khởi sắc,với nhiều công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng kiên cố, từng bước đáp ứng được nhu cầu của người dân nông thôn; sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao; chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa vùng nông thôn ngày càng phát triển; an ninh trật tự xã hội được đảm bảo.

    Tuy nhiên, trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh xảy ra một số tệ nạn gây bất bình trong nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội vùng nông thôn. Để các tệ nạn xã hội không xảy ra và nâng cao chất lượng trong xây dựng nông thôn mới. Ngày 16/7/2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh có Văn bản chỉ đạo:

    Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh: Đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đồng thời, phối hợp thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện, nhất là các vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống của con người trong xây dựng nông thôn mới.

    Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh:Triển khai thực hiện có chất lượng cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới.

    Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác đánh giá, công nhận “gia đình văn hóa” “thôn, bon, buôn, bản văn hóa” “xã văn hóa nông thôn mới”, việc công nhận phải đúng, không chạy theo thành tích. Qua đó, có các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt văn hóa; nâng cao đạo đức, lối sống lành mạnh cho người dân nông thôn, nhất là đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

    Công an tỉnh đẩy mạnh hơn nữa việc tấn công trấn áp các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh; tổ chức tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, sống lành mạnh, không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức lối sống. Nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm tra, thẩm định xét công nhận nông thôn mới đối với chỉ tiêu, tiêu chí về an ninh trật tự xã hội.

    Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể:Tổ chức tuyên truyền, vận động cho đảng viên (cán bộ, công chức, viên chức, người lao động) trực thuộc cơ quan, đơn vị thực hiện tốt văn hóa công sở, không ngừng học tập, nâng cao đạo đức, lối sống; xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa,… từ đó nhân rộng các tấm gương điển hình.

    Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố nâng cao hơn nữa chất lượng xét, công nhận xã nông thôn mới.Trong đó,đặc biệt quan tâm đánh giá, thẩm định kỹ các nội dung, chỉ tiêu về văn hóa và an ninh - trật tự xã hội.

    Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: Triển khai, thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương bên cạnh việc huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, phải gắn với việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, toàn diện, nâng cao chất lượng đời sống,tinh thầncủa nhân dân, nêu cao tinh thần đạo đức,văn hóa con người, tình làng nghĩa xóm, quan hệ gia đình, dòng họ, gắn kết cộng đồng.

Đức Thuần