So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong

Fri07052024

Giải Nobel năm 2016 và các chủ nhân

Đánh giá:  / 0
DởHay 

1. Giải Nobel Y học

Giải Nobel Y học năm 2016 (trị giá 933.000 USD) được trao cho ông Yoshinori Ohsumi, sinh năm 1945,người Nhật, hiện đang làm việc tại Viện Công nghệ Tokyo, vì có những khám phá về quá trình tự hủy (autophagy) của tế bào - cách thức cơ thể phân tách và tái tạo các thành phần tế bào.

Các khám phá của Ohsumi đã đưa đến những hình mẫu mới trong việc hiểu về cách các tế bào tái tạo các thành phần của mình. Những khám phá của ông ấy đã mở đường dẫn đến sự hiểu biết của nhiều quá trình sinh lý, chẳng hạn như trong việc tế bào thích ứng với cái đói hoặc phản ứng ứng với sự viêm nhiễm. Người ta hy vọng việc nghiên cứu của Ohsumi sẽ mở đường cho các công trình nghiên cứu việc chống lão hoá, chống bệnh Parkinson, Alzheimer, và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư...

2. Giải Nobel Vật lý

Giải Nobel Vật lý năm 2016 (trị giá 933.000USD) được chia làm hai phần, một nửa dành cho hai nhà khoa học: Duncan Haldane, sinh năm 1953 người Anh, đang làm việc tại Đại học Princeton (Hoa kỳ)và Michael Kosterlitz, sinh năm 1942, hiện đang giảng dạy tại Đại học Brown (Hoa kỳ). Một nửa còn lại trao cho nhà khoa học David Thouless, sinh năm 1934, là một giáo sư danh dự tại Đại học Washington. Vì khám phá ra những bí ẩn của vật chất đặc biệt. Họ đã mở ra cánh cửa vào một thế giới chưa được biết đến, nơi vật chất có thể có những trạng thái kỳ lạ và nhiều người hy vọng về ứng dụng trong tương lai ở cả ngành khoa học vật liệu và điện tử học.

Ông Duncan Haldane đã nghiên cứu vật chất tạo thành các sợi mảnh đến mức có thể được xem như chỉ có một chiều. Còn hai ông Kosterlitz và Thouless đã nghiên cứu các hiện tượng trên bề mặt hoặc bên trong các lớp cực mỏng có thể được xem như vật thể hai chiều.

3. Giải Nobel Hóa học

Giải giải Nobel Hóa học năm 2016 (trị giá 933.000 USD)trao cho cho 3 nhà khoa học: Jean-Pierre Sauvage, sinh năm 1944 người Pháp, hiện là giáo sư danh dự của Đại học Strasbourg và là Giám đốc nghiên cứu danh dự của Trung tâm quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS) của Pháp;  Fraser Stoddart, sinh năm 1942, Người Anh, hiện thỉnh giảng tại Đại học Northwestern (Mỹ);  Bernard L. Feringa, sinh năm 1951, người Hà Lan, hiện là giáo sư ngành Hóa hữu cơ tại Đại học Groningen (Hà Lan). Công trình nghiên cứu được vinh danh là "thiết kế và tổng hợp các cỗ máy phân tử (hay còn gọi là cỗ máy nano)".

Giải thưởng ghi nhận thành công của các nhà nghiên cứu trong việc kết nối phân tử với nhau để thiết kế mọi thứ từ động cơ đến xe hơi và cơ bắp với tỷ lệ siêu nhỏ. "Họ là bậc thầy kiểm soát chuyển động ở cấp phân tử"

4. Giải Nobel Hòa Bình

Giải Nobel Hòa bình 2016 (trị giá 933.000 USD) được trao cho Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos, sinh năm 1951, vì những nỗ lực kiên định của ông nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm qua, một cuộc chiến cướp đi sinh mạng của ít nhất 220.000 người Colombia và khiến 6 triệu người bị mất nhà cửa".

Theo Ủy ban Nobel Na Uy giải thưởng được xem là "một sự tri ân đối với người dân Colombia, những người dù gặp nhiều khó khăn và áp bức vẫn không từ bỏ hi vọng về một nền hòa bình chính đáng, cũng như tất cả các bên đã đóng góp cho tiến trình hòa bình".

5. Giải Nobel Kinh tế

Giải Nobel Kinh tế học năm 2016 (trị giá 933.000 USD) thuộc về 2 nhà khoa học Oliver Hart, 68 tuổi là người Mỹ gốc Anh, hiện giảng dạy tại Đại họcHarvardvà Bengt Holmström, 67 tuổilà người Phần Lan, hiện giảng dạy tại trường MIT (Viện Công nghệ Massachusetts) vì những đóng góp cho Lý thuyết Hợp đồng.

Những công cụ lý thuyết mới do Hart và Holmström thiết lập nên có giá trị lớn trong việc hiểu các hợp đồng và tổ chức trong thực tế, cũng như các cạm bẫy tiềm năng trong thiết kế hợp đồng.

Nghiên cứu của Hart và Holmstrom tập trung vào việc cân bằng nhu cầu của các bên tham gia vào hợp đồng - chia sẻ lợi ích tài chính giữa các bên. Đây là vấn đề giữa “rủi ro và động lực”.

6. Giải Nobel Văn học

Giải Nobel Văn học năm 2016 (trị giá 933.000 USD) trao cho nhạc sĩ, ca sĩ Bob Dylan, sinh năm 1941, người Mỹ, vì những phát kiến của ông về biểu đạt thơ ca trong truyền thống âm nhạc đồ sộ của Mỹ.

Các nhạc phẩm của ông như Blowin in the Wind, The Times They Are a-Changin... đã trở thành "thánh ca" trong các phong trào đấu tranh vì dân quyền và phản chiến. Ông từng nhận rất nhiều giải thưởng, trong đó có giải Grammy, Quả Cầu Vàng, Pulitzer... Ông được coi là tượng đài văn hóa thế kỷ 20 và được mệnh danh là"lãng tử du ca".

 

Tin: Đình Hồng