So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong

Thu07042024

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP

Đánh giá:  / 0
DởHay 

    Nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc phát triển các sản phẩm OCOP; đề ra các giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm OCOP của tỉnh. Ngày 30/10, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban nhân dân huyện Tuy Đức tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong phát triển sản phẩm OCOP”.

Ông Trần Đình Ninh - GĐ Sở KH&CN phát biểu khai mạc Hội thảo 

    Tham dự hội thảo có 170 đại biểu gồm: Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành đoàn thể trong tỉnh; Viện nghiên cứu, trường Đại học, các tổ chức, doanh nghiệp ngoài tỉnh; Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các phòng ban đơn vị trực thuộc có liên quan; các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân trên địa bàn tỉnh; đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tuy Đức.

    Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và xây dựng thương hiệu gắn liền với các sản phẩm nông sản nói chung và các sản phẩm OCOP nói riêng. Nhiều sản phẩm OCOP được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể như: Măng cụt, sầu riêng, khoai lang, tiêu, cà phê, xoài, rau củ quả… Đến nay, toàn tỉnh có 22 sản phẩm của 16 đơn vị, cá nhân đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 2 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 20 sản phẩm đạt 3 sao theo Bộ tiêu chí OCOP Quốc gia.

Toàn cảnh Hội thảo

    Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh thì số sản phẩm OCOP được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Đắk Nông chưa nhiều. Một số sản phẩm OCOP có sản lượng, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thị trường. Việc hình thành chuỗi từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn còn ít.

    Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số nội dung về: Phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn; giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường; công tác phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm OCOP của tỉnh…

    Do đó, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trong phát triển sản phẩm OCOP sẽ thuận lợi cho đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh bị lãng phí, dàn trải các nguồn lực, đồng thời còn góp phần gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Đức Thuần