So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong

Sun04282024

Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

Đánh giá:  / 0
DởHay 

    Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân cả nước tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ để nâng cao hiệu quả trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; nâng cao trình độ sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giai đoạn 2011-2015. Hằng năm, hai cơ quan đều tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

   Tại Hội nghị "Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân Việt Nam với Bộ KH&CN, năm 2014", Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã đề cập một số vấn đề chủ yếu, tập trung thực hiện:

          - Năm 2014 các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình phối hợp đã thu được nhiều kết quả tốt. thông qua các hoạt động thông tin tuyên truyền của hội Nông dân Việt nam cũng như của Bộ KH&CN, nông dân cả nước ngày càng nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ ngày càng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như đối với phát triển kinh tế của gia đình hội viên nông dân; thông qua công tác tập huấn chuyển giao công nghệ, ngày càng nhiều nông dân hiểu biết hơn về các tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất; số lượng các Câu lạc bộ khoa học nhà nông ngày càng tăng; phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn ngày càng tăng và có chất lượng tốt. Tuy nhiên việc phối hợp hoạt động giữa Sở KH&CN và Hội Nông dân của một số tỉnh, thành phố còn chưa thật sự chặt chẽ, nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất hiệu quả hoạt động.

          - Các bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện thành công của sự phối hợp là: Hoạt động của Chương trình chỉ có hiệu quả khi hướng tới cơ sở; hoạt động ứng dụng, chuyển giao cần đi vào những công việc cụ thể, thực chất, tránh chung chung; bên cạnh việc phổ biến tuyên truyền các tiến bộ khoa học công nghệ mới cần chú trọng nhân rộng các tiến bộ khoa học và công nghệ đã được áp dụng thành công ở các địa phương khác vào địa bàn; cần chú trọng công tác xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm do nông dân sản xuất ra; Hội Nông dân cần chủ động đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của Chương trình với Sở KH&CN.

          - Để Chương trình phối hợp có hiệu quả cần tiếp tục thực hiện:

          + Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến tiến bộ khoa học công nghệ và đa dạng hóa công tác thông tin, tuyên truyền. Việc tổ chức tuyên truyền không chỉ trong nội bộ tỉnh mà cần thực hiện liên vùng, liên tỉnh và có sự phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức KH&CN.

          + Đẩy mạnh các dự án ứng dụng KH&CN sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi và xử lý môi trường; trước hết là thực hiện tốt các mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khó học công nghệ thuộc Chương trình Nông thôn - miền núi những năm tiếp theo.

          + Sở KH&CN các tỉnh cần hướng dẫn những điểm mới trong Luật KH&CN năm 2013, Nghị định 08/2014/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn đã được Bộ KH&CN ban hành để Hội Nông dân các tỉnh, thành phố có thể đề xuất các nhiệm vụ KH&CN hàng năm.

          + Cuối năm 2015, Hội Nông dân và Sở KH&CN các tỉnh, thành phố tổng kết đánh giá Chương trình phối hợp hoạt động giữa 2 ngành giai đoạn 2011- 2015. Trên cơ sở đánh giá của các địa phương, Bộ KH&CN và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xem xét, đề xuất nội dung Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2016-2020 cho phù hợp hơn.


BBT (nguồn: Hội Nông dân Việt Nam)