So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong

Fri07052024

Kết quả nổi bật trong nghiên cứu heo rừng và mô hình bò thịt, bò sữa

Đánh giá:  / 0
DởHay 

   Trong khuôn khổ của đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tuyển chọn, nhân nuôi; xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm trong chăn nuôi heo rừng, bò sữa, bò thịt tại khu vực Tây Nguyên” thuộc Chương trình trọng điểm khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (Chương trình Tây Nguyên III).Ngày 11/11/2019, Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học: “Kết quả nổi bật trong nghiên cứu heo rừng và mô hình bò thịt, bò sữa”.

Toàn cảnh hội thảo

   Đề tài được thực hiện từ năm 2016 do PGS.TS Hoàng Nghĩa Sơn làm chủ nhiệm. Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy, các chỉ tiêu đưa ra thực hiện đều đạt chất lượng tốt so với kế hoạch. Trong đó, đề tài đã chọn được 8 con heo rừng đực có trọng lượng trên 40kg và 15 con heo rừng nái, với trọng lượng trên 35kg mỗi con; đề tài cũng đã thực hiện khám tuyển chọn 100 con bò sữa sinh sản và đang tiến hành gieo tinh giới tính có chọn lọc tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; đồng thời, điều tra, đánh giá chất lượng đàn bò của 10 Đồn biên phòng và tại huyện Tuy Đức…

   Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe chủ hiệm đề tài và các thành viên báo cáo một số kết quả nổi bật thực hiện đề tài; đánh giá đa hình một số gen chỉ thị tăng trưởng, sức kháng bệnh và chất lượng thịt trên heo rừng, heo rừng lai và bò thịt; đánh giá khả năng phát triển đàn bò thịt cao sản bằng thụ tinh nhân tạo trên quy mô trang trại tại Tây Nguyên; các công thức lai tạo và phương pháp áp dụng để cải tạo đàn bò trên địa bàn tỉnh Đắk Nông…

 Chương trình Tây Nguyên III là tên viết tắt của chương trình “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp Tây Nguyên (môi trường - kinh tế - xã hội) và đề xuất luận cứ khoa học phục vụ chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030”. Các nhiệm vụ trong Chương trình Tây Nguyên III được triển khai bao quát về nội dung và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị về khoa học (các luận cứ khoa học, các bài báo quốc tế, các loài sinh vật mới, các sáng chế và giải pháp hữu ích), giá trị sử dụng thực tế theo yêu cầu sản phẩm của Chương trình. Nhiều phát hiện mới, các kết luận, kiến nghị từ các đề tài của Chương trình Tây Nguyên III không chỉ là những đóng góp định hướng, chính sách, giải pháp cho Nhà nước, các tỉnh ở Tây Nguyên mà còn là những hướng, vấn đề khoa học có giá trị đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết cho sự phát triển của Tây Nguyên, cho khoa học và công nghệ Việt Nam.

   Bốn mục tiêu cơ bản của chương trình Tây Nguyên III là: (1) Đánh giá thực trạng tài nguyên môi trường tự nhiên và kinh tế, văn hoá, xã hội của Tây Nguyên sau hơn 20 năm khai thác (kể từ sau chương trình Tây Nguyên II, năm 1988) nhằm đề xuất và xây dựng luận cứ khoa học và công nghệ phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn 2030; (2) Cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên và các địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm trước mắt và tiếp theo; (3) Nghiên cứu đề xuất chuyển giao công nghệ tạo ra các sản phẩm hàng hoá và công nghệ xử lý môi trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ Tây Nguyên; (4) Nghiên cứu cảnh báo thiên tai nguy hiểm thường xảy ra trên Tây Nguyên. Đồng thời, xây dựng các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do các dạng thiên tai này gây ra.

   Để thực hiện được 4 mục tiêu trên, Chương trình sẽ tập trung nội dung nghiên cứu chính hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Tây Nguyên bao gồm 3 cực: (1) Bền vững về tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có hiệu quả và hàm lượng tri thức cao, thu hút được đầu tư doanh nghiệp; (2) Bền vững về quản lý tài nguyên hạn chế suy thoái môi trường bằng các công nghệ hiện đại; (3) Bền vững về q uản lý xã hội, tăng lao động, việc làm duy trì bản sắc văn hoá dân tộc bằng các chủ trương chính sách, mô hình tổ chức xã hội phù hợp qui luật khách quan.


Tin, ảnh: Đức Thuần