So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong

Sat11232024

Lãnh đạo, quản lý và cải cách hành chính nhằm phát triển bền vững Đắk Nông

Đánh giá:  / 0
DởHay 

   Đắk Nông là tỉnh có thế mạnh phát triển kinh tế trên tất cả các lĩnh vực,trong đó nông nghiệp, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sảncó tiềm năng rất lớn. Vì vậy, đã, đang và sẽ phải đối mặt với những vấn đề về môi trường và xã hội để phát triển bền vững. Nhận thức đúng những thách thức đặt ra và có định hướng đúng đắn trong chiến lược và các chính sách phát triển bền vững là yêu cầu cấp thiết đối với lãnh đạo, quản lý quá trình phát triển của Đắk Nông.

    Có thể nói, phát triển nhanh và bền vững tỉnh Đắk Nông là mục tiêu tổng quát, chính yếu trong toàn bộ hoạt động lãnhđạo,quản lý của Đảng bộ tỉnh từ khi thành lập năm 2004 đến nay.

   Qua các nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo của tỉnh Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Đắk Nông đã hình thành những định hướng lớntrong phát triển kinh tế - xã hội, có kết quả đáng ghi nhận: Từ quy mô, vị thế của sáu huyện nghèo, kém phát triển phía nam của Đắk Lắk, đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế nội tỉnh (GRDP) trong giai đoạn 2011-2015 đạt 12,6%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 8,02%/năm. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2020 đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, tăng 3,3 lần so với số thu năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, gia tăng tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp. Bước đầu, đã hình thành chuỗi công nghiệp alumin-luyện nhôm và sau nhôm, với Nhà máy Alumin Nhân Cơ và Nhà máy điện phân nhôm Trần Hồng Quân sẽ là động lực tăng trưởng của tỉnh trong những năm tiếp theo.

   Bên cạnh bức tranh phát triển đầy tiềm năng, Đắk Nông đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Đến nay, Đắk Nông vẫn còn là tỉnh nghèo: thu nhập bình quân đầu người năm 2019 xếp thứ 4/5 so với các tỉnh Tây Nguyên và thứ 43 so với cả nước. Theo các chỉ số đánh giá được công bố rộng rãi như PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp Tỉnh), PAR index (chỉ số cải cách hành chính) hay PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) thì Đắk Nông thuộc nhóm các tỉnh đạt điểm thấp, riêng chỉ số PCI của Đắk Nông luôn đứng ở nhóm cuối bảng trong nhiều năm qua.

   Định hướng lớn chỉ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội chưa có được những cơ sở để tạo thành những dòng chảy phát triển bền vững. Nguy cơ phát triển manh mún, thiếu bền vững và thiếu đột phá để đưa cả tỉnh lên một giai đoạn phát triển mới, cao hơn về cả lượng và chất đang hiện hữu.

   Bên cạnh đó nguy cơ suy thoái tài nguyên và bất ổn xã hội trong quá trình phát triển là hiện hữu. Dòng dân di cư tự do quá lớn dẫn đến tình trạng phá rừng và phát sinh những vấn đề xã hội. Cộng đồng người dân tộc thiểu số tại chỗcó nguy cơ bị đẩy ra ngoài xã hội ngay trên quê hương của mình. Sự giao thoa văn hóa đi theo chiều hướng mờ dần bản sắc văn hóa truyền thốngcủa Tây Nguyên.Tình trạng suy kiệt rừng đầu nguồn, sự biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển kinh tế- xã hội của Đắk Nông.

   Từ thực tiễn nêu trên, kết quả nghiên cứu đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phát triển bền vững tỉnh nhà thời gian tới như sau:

   1. Đối với công tác lãnh đạo, quản lý phát triển

   - Cần xác định mục đích, mục tiêu phát triển vượt bậc và bền vững Đắk Nông giai đoạn 2020 - 2025 đến 2030.Điểm nổi bật về lợi thế của Đắk Nông so với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước là tiềm năng về khoáng sản bô xít. Nếu khai thác tài nguyên này một cách hiệu quả, Đắk Nông sẽ trở thành trung tâm của cả nước về khai thác bô xít, sản xuất nhôm và các sản phẩm sau nhôm. Đây chính là đòn bẩy quan trọng có thể đưa Đắk Nông thành một tỉnh phát triển mạnh trong tương lai, trở thành một địa phương phát triển thuộc nhóm khá trong cả nước và trong khu vực.

   - Khẳng định, thống nhất 3 trụ cột chính yếu trong sự phát triển kinh tế: (i) Công nghiệp Alumin-luyện nhôm, công nghiệp chế biến và năng lượng; (ii) nông nghiệp hàng hóa công nghệ cao theo chuỗi liên kết; (iii) du lịch trải nghiệm khám phá cảnh quan thiên nhiên và văn hóa dân tộc.

   - Hoàn thiện nội dung và nâng cao hiệu quả thực thi những chính sách đã ban hành, như Chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao và liên kết chuỗi; Chính sách phát triển du lịch; Chính sách phát triển nguồn nhân lực; Chính sách giảm nghèo và Chính sách môi trường, chính sách phát triển tổ hợp công nghiệp bô xít - nhôm - luyện kim...

   - Tập trung cao giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm tạo cơ sở trực tiếp cho sự hiện thực hóa những mục tiêu và trụ cột nói trên.

   + Thúc đẩy để cơ sở điện phân nhôm sớm đi vào hoạt động, tạo bàn đạp cho sự phát triển của công nghiệp khai thác bô xít cũng như sự hình thành của công nghiệp luyện kim sau nhôm.

  + Tập trung để hình thành những hướng chính, rõ rệt, khả thi trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao có liên kết bền vững với thị trường trong nước và quốc tế.Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao phụ thuộc khá lớn vào chính sách và sự quyết tâm của chính quyền trong việc khuyến khích, tạo điều kiện thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là cần hình thành được một số cơ sở chế biến nông sản có năng lực cao.

   + Đầu tư nghiên cứu, khảo sát một cách căn cơ để định hình chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch theo hướng hiện đại, khả thi, phù hợp với đặc thù của Đắk Nông.Việc phát triển du lịch đòi hỏi có sự đầu tư lớn và đi đúng hướng để bảo vệ cảnh quan tự nhiên và tạo ra sức hấp dẫn đặc trưng gắn với văn hóa cồng chiêng của Tây Nguyên, Công viên Địa chất toàn cầu Unesco Đắk Nông, tạo ra các sản phẩm du lịch có khả năng thu hút khách du lịch và hiệu quả kinh tế cao.

   - Thúc đẩy sự hình thành, được phê duyệt và triển khai các dự án kết cấu hạ tầng, trước hết là hạ tầng giao thông mà trong đó quan trọng nhất là cao tốc “Chơn Thành - Gia Nghĩa”, đường sắt tốc độ cao Gia Nghĩa - Chơn Thành - cảng Thị Vải và sân bay Nhân Cơ. Kết cấu hạ tầng yếu kém, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông là trở ngại lớn hiện nay đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Đắk Nông.

   - Trong giai đoạn tới, yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực là hết sức to lớn, nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đắk Nông. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của Đắk Nông còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra sự thay đổi về chất, vẫn đang là một rào cản trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển và định hướng đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, đào tạo theo địa chỉ sử dụng để phát triển nguồn lao động có trình độ chuyên môn, có năng lực nghề nghiệp, thành thạo kỹ năng đáp ứng quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động.

       2. Phát triển đội ngũ cán bộ

   Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”.

   Đặc biệt,với một tỉnh mới thành lập còn ở ngưỡng phát triển thấp, nguồn thu chỉ đáp ứng gần một phần hai số chi thường xuyên, cơ sở và hạ tầng cho sự phát triển chiến lượccòn ở mức độ thấp,nhiệm vụ xây dựng và tạo lập cơ sở cho sự tăng trưởng và phát triển là rất lớn, việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý lại càng đặc biệt cần thiết.

   Ở một phương diện khác, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở Đắk Nông cũng là công việc khó khăn gấp bội bởi:

   Trước hết, so với nhiều tỉnh, thành địa phương khác trong cả nước, thậm chí với những tỉnh còn lại của Tây Nguyên,môi trường cũng như điều kiện sống và làm việc của cán bộ ở Đắk Nông còn nhiều khó khăn, trở ngại, thu nhập thực tế của không ít công chức, viên chứccònthấp trong khi giá sinh hoạt cao, hiện tượng làm thêm, buôn bán môi giới, bán hàng online ảnh hưởng không nhỏ đến sự chuyên tâm công tác.

   Mặt khác,trong thực tế qua hơn 15 năm phát triển,bên cạnh sự hình thành được đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêngđủ về số lượng, đáp ứng những tiêu chí theo quy định cần có thì đội ngũ cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý ở Đắk Nông hiện nay cũng đang bộc lộ những hạn chế trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng, đào tạo, rèn luyện cán bộ...

   Từ những phân tích trên, việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýcủa Đắk Nông, phải xác định căn bản, chủ yếu là từ đội ngũ những người con hiện có của Đắk Nông. Nhìn nhận đánh giá đúng cán bộ, cả hiện tại và tiềm năng, lựa chọn, bố trí đúng, tạo điều kiện để cán bộ yên tâm phấn đấu và cống hiến theo giá trị và lợi ích chung, tránh bị áp lực của những khuynh hướng tiêu cực. Đó cũng chính là con đường và giải pháp căn cơ, chủ đạo để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cần có trong hiện tại và tương lai của Đắk Nông.

      3. Về cải cách hành chính

   Với mục đích nâng cao hiệu quả quản trị và chất lượng phục vụ của chính quyền địa phương, các giải pháp cải cách hành chính cần tập trung thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 để loại bỏ những bất cập- rào cản trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông, cụ thể:

   -Hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý và phục vụ của chính quyền

   Phát huy sáng tạo,chủ động tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương. Tăng cường vai trò của Mặt trận và các đoàn thể ở địa phươngtrong giám sát, phản biện xã hội, chủ động đề xuất sáng kiến pháp luật từ “dưới lên”để kịp thời cải tiến hệ thống chính sách, các quy định hiện hành khi không còn phù hợp với bối cảnh mới.

   Kiện toàn hoạt động và nâng cao chất lượng phục vụ của Trung tâm Hành chính côngcấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của cấp huyện,cấp xã. Giải quyết những bất cập trong mối quan hệ giữa Trung tâm Hành chính công, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã với các cơ quan chuyên môn trong phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến nhiều đơn vị.

   Chủ động phản ánh và đề xuất điều chỉnh đối với thủ tục hành chính trong những lĩnh vực đặc thù của địa phương hoặc không phù hợp,nhằm tối ưu hoá thủ tục hành chính phục vụ công dân, tổ chức và doanh nghiệp.

   - Tối ưu hoá hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền và nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức

   Tiếp tục thực hiện sắp xếp, tinh giản đầu mối, và nâng cao hiệu quả hoạt động theo quy định của Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khoá XII dựa trên sự cập nhật nhiệm vụ, chức năng cho phù hợp với điều kiện thực tế, thể hiện được sự hợp lý của cơ cấu các nguồn lực và các mối quan hệ thực hiện chức năng.

   Thu hút,đảm bảo duy trì và phát triển chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức, viên chức của chính quyền để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của địa phương thông qua việc xây dựng và thực hiện Đề án vị trí việc làm, tinh giản biên chế, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ cho cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

   - Về phân cấp quản lý, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

   Đánh giá kết quả thực hiện Quyết định 30/2019/QĐ/UBND ngày 26/12/2019 của UBND tỉnh quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, tìm ra nguyên nhân tại sao các cơ quan, đơn vị của tỉnh đánh giá trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện cải cách hành chính cao,nhưng hiệu quả thực hiện CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH toàn tỉnh đạt thấp để tìm các biện pháp cụ thể để khắc phục.

   Trên cơ sở xếp loại cải cách hành chính của Bộ Nội vụ đối với tỉnh Đắk Nông năm 2019 để rà soát cụ thể những tiêu chí thành phần đã đạt được và những tiêu chí thành phần còn thấp trong kết quả chỉ số chấm điểm cải cách hành chính; làm rõ nguyên nhân của hạn chế khuyết điểm. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đồng thời tìm ra giải pháp cụ thể cải thiện 8 chỉ số của cải cách hành chính:Tập trung rà soát lại các văn bản chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và kế hoạch cải cách hành chính hằng năm để ra tìm nguyên nhân khiến các chỉ số cải cách hành chính của tỉnh luôn xếp ở nhóm cuối trong 63 tỉnh, thành trên cả nước,để chỉ đạo điều chỉnh nội dung các văn bản chỉ đạo và hoàn thiện kế hoạch thực hiện cải cách hành chính hàng năm theo hướng đạt được kết quả mong muốn.

   - Về thay đổi nhận thức và hành vi nhằm hình thành, củng cố văn hoá công vụ, hướng tới xây dựng chính quyền  định hướng phục vụ

   Tạo sự đồng thuận cao vềnhận thức trong toàn bộ hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết,cấp bách và vai trò của cải cách hành chính đối với sự phát triển của địa phương.

   Tuyêntruyềnvề cải cách hành chính thông qua nhiềuhìnhthứcđadạng, phongphú đểnângcaonhậnthứccủacán bộ, công chức, viên chức vềngười dân, tổ chức và doanh nghiệpvềvaitrò, lợi ích củacải cách hành chính cũng như trách nhiệm của họ đối với sự thành công của cái cách hành chính.

   Công khai các mục tiêu và giải pháp cải cách hành chính, giải thích, hướng dẫn cụ thể  bảođảmminhbạchtrong tất cả các khâu  giảiquyếtcôngviệcphục vụ nhu cầu công dân, tổ chức và doanh nghiệp, hướng tới xây dựng chính quyền định hướng phục vụ.

   - Về ứng dụng công nghệ hiện đại đưa chính quyền gần dân, tăng cường sự công khai, minh bạch đối với các hoạt động của chính quyền, hình thành lề lối, phong cách làm việc hiện đại, hiệu quả

   Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật và công nghệ số, khắc phục tình trạng không đồng bộ giữa phần mềm và trang thiết bị (đặc biệt là ở các đơn vị cấp xã).

   Quan tâm thu hút và đào tạo cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực quản lý hệ thống thông tin và công nghệ số phục vụ việc xây dựng chính quyền điện tử tại Đắk Nông.

   Không ngừng cải tiến quy trình giải quyết công việc và quản lý nội bộ, xây dựng văn hoá công sở phù hợp với phong cách, lề lối làm việc mới, chú trọng vào kết quả đầu ra, tiết kiệm thời gian và các nguồn lực.

   Tích cực tuyên truyền và đào tạo cán bộ, công chức, viên chức và người dân về dịch vụ điện tử nhằm xây dựng chính quyền điện tử, công dân điện tử, xem công dân điện tử là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng chính quyền điện tử tại Đắk Nông.

   Tạo động lực để khuyến khích người dân, tổ chức và doanh nghiệp tin tưởng việc giải quyết các thủ tục hành chính thông qua phương thức điện tử, tăng cường số lượng dịch vụ công cấp độ 3 và 4.

   Phát triển bền vững là xu thế hiện nay, để thực hiện các mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển bền vững, các cấp chínhquyền tỉnh giữ vai trò then chốt trong việc định hướng, chỉ đạo và điều hành sự phát triển của địa phương một cách hài hòa trên cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Điều đó được thể hiện trong việc thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cấp tỉnh, cũng như trong việc cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản trị địa phương và chất lượng phục vụ của Chính quyền.

 

Thanh Bình