So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong

Wed07032024

Nông dân cần thận trọng khi phát triển cây Mắc ca tại Đăk Nông

Đánh giá:  / 0
DởHay 

Cây Mắc ca được mệnh danh là “Hoàng Hậu quả khô”, bộ phận ăn được của quả Mắc ca là nhân, có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn hẳn lạc nhân, hạnh nhân, hạnh đào. Trong dầu của Mắc ca có trên 87% là axít béo không no, trong đó có nhiều loại mà cơ thể con người không tự tổng hợp được, khi ăn vào giảm được cholesteron, có tác dụng phòng trị xơ cứng động mạch. Hàm lượng protein trong nhân có tới 9,2% gồm 20 loại axít amin, trong đó có 8 loại axít amin thiết yếu cho cơ thể người. Ngoài ra, trong nhân Mắc ca còn chứa nhiều đường bột, chất khoáng, nhiều loại vitamin. Danh hiệu “hoàng hậu của quả khô” được người đời tặng cho Mắc ca là vì những đặc tính quý báu đó. Nhân Mắc ca sau khi chiên ăn rất ngậy, bùi, có hương vị của bơ, là một loại thực phẩm cao cấp ngon, bổ, giàu chất béo, giàu nhiệt năng, dùng để chế biến nhân bánh, sôcôla, nước uống, dầu salat, ngoài ra còn có thể làm dầu dưỡng da, dầu dược liệu…

Mắc ca được đưa vào trồng khảo nghiệm tại huyện Đắk Mil và Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông từ năm 2006 do Viện Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên thực hiện (trồng cả cây thực sinh và cây ghép), đến năm 2010 tiếp tục được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đưa về thử nghiệm trồng tại các huyện Đắk R’Lấp, Tuy Đức, Đắk Mil, Đắk G’long. Cho đến nay, diên tích cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Đắk Nông khoảng trên 700 ha đứng đầu trong cả nước từ các nguồn vốn Khuyến nông, ổn định dân cư biên giới, nông thôn mới, nông dân tự phát và các chương trình dự án khác... Qua quá trình triển khai thực tế cho thấy, cây Mắc ca sinh trưởng tốt rất phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số, một số diện tích đã bắt đầu ra hoa và cho quả bói.

Với những kết quả khả quan từ thực nghiệm, các nhà quản lý, nhà khoa học và người nông dân kỳ vọng đây là cây “thoát nghèo” cho nông dân Đắk Nông. Ủy ban nhân tỉnh cũng đã có quy hoạch phát triển cây Mắc ca tại huyện Tuy Đức đến năm 2020 là 14.604,9 ha trong đó diện tích quy hoạch trồng cây Măc ca là 12.488,0 ha theo Quyết định số: 1784/QĐ-UBND, ngày 24/11/2014.

 

(Đ/c: Trần Xuân Hồng chủ tịch hội nông dân tỉnh Đắk Nông thăm vườn Mắc ca tại xã Quảng Trực).

Hiên nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, Internet…) có rất nhiều thông tin như: “Cây tỷ đô” với giá 150.000 đến cả triệu đồng một ký, nhiều nông dân đã ồ ạt phá bỏ những cây trồng truyền thống để triển khai trồng Mắc ca nhưng không hiểu đó chỉ là giá ảo thị trường mua để sản xuất cây giống site here. Thực tế giá hạt Mắc ca trên thị trường thế giới đang giao đông từ 3 - 3,5 USD/kg và cao nhất đến nay chỉ nằm ở mức 3,5 USD tức (khoảng trên 70.000đồng/kg) và thấp nhất là: 1,5 USD/kg (khoảng trên 30.000/kg) (theo báo cáo Macadamia thế giới và cơ hội cho Việt Nam của giáo sư Hoàng Hòe).

 Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giảm nghèo và tránh rủi ro cho bà con nông dân, các ngành chức năng cần tiếp tục xây dựng quy hoạch vùng trồng; tạo nguồn giống có chất lượng; ban hành bộ quy chuẩn kỹ thuật canh tác; thu mua, chế biến, tìm đầu ra cho sản phẩm.

Ngoài việc trồng theo quy hoạch thì nông dân cần quan tâm đến chất lượng cây giống. Do nhận thấy nhu cầu lớn và lợi nhuận cao nên nhiều chủ vườn ươm cây giống chủ vườn ươm đã ghép, nhân giống Mắc ca cung cấp cho nông dân với giá rất cao, từ 70.000 - 100.000 đồng/cây. Hiện nay, giống mắc ca ngoài thị trường khá đa dạng, nhưng hầu hết đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không ít nhà vườn còn chạy theo lợi nhuận ghép những loại cây kém chất lượng dẫn đến rủi do lớn cho nông dân về sau... do vậy nông dân cần chú ý chỉ mua cây giống tại các đơn vị có uy tín và có cam kết với người dân về nguồn gốc chất lượng giống và chỉ nên trồng các giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép như: OC; 246; 816; Daddaw; 842; 849; 741; 800; 900; 695.

Cây Mắc ca đòi hỏi điều kiện sinh thái rất ngặt nghèo, chỉ phù hợp với khí hậu mát mẽ và lạnh, đặc biệt trong thời gian ra hoa, đậu quả đòi hỏi nhiệt độ ổn định và thấp trong khoảng 18 - 25oC kéo dài trong vài tháng, chính vì thế ở Đắk Nông chỉ có một số vùng phù hợp cho phát triển cây Mắc ca. Do vậy, nông dân cần chú ý chỉ trồng Mắc ca tại các vùng đất có khí hậu lạnh, vùng được UBND tỉnh quy hoạch.

Cây Mắc mới được đưa vào trồng thử nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, hầu hết chưa có trái nên chưa có đánh giá về năng xuất và chưa lựa chọn được giống phù hợp cho năng suất và chất lượng tại Đắk Nông. Do đó, người dân cần thận trọng trong việc phát triển loài cây được mệnh danh là “Hoàng hậu quả khô” này./.

Bài, ảnh: Trần Xuân Hồng - Chủ tịch hội nông dân tỉnh Đắk Nông.