So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong

Thu07042024

Nghiệm thu cấp tỉnh dự án: “Ứng dụng đồng bộ một số tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất, chế biến cà phê theo hướng an toàn, bền vững trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông”

Đánh giá:  / 0
DởHay 

      Ngày 08/9/2015, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh dự án “Ứng dụng đồng bộ một số tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất, chế biến cà phê theo hướng an toàn, bền vững trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông”.Hội đồng khoa học do ông Hồ Gấm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng.

      Dự án thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015, ủy quyền Địa phương quản lýdo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên là cơ quan chuyển giao công nghệ,Hội Nông dân huyện Đắk Mil chủ trì thực hiện, ThS. Nguyễn Thị Tình - Chủ tịch Hội LHPN huyện Đắk Mil làm chủ nhiệm dự án.

Hội đồng nghiệm thu làm việc

       Sau 03 năm triển khai thực hiện, dự án đã đạt được mục tiêu đề ra là chuyển giao đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời nâng cao kiến thức và kỹ năng trong sản xuất cà phê cho nông dân trên địa bàn huyện Đắk Mil nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế; đảm bảo sản phẩm cà phê an toàn, sản xuất cà phê  bền vững. Từ đó làm hạt nhân nhân rộng ra toàn huyện và các địa phương lân cận để trong thời gian không xa, sản phẩm cà phê của huyện nói riêng và của tỉnh Đắk Nông nói chung có chất lượng ngang hàng với các nước trong khu vực, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, dự áncũngđã tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung và đảm bảo tiến độ như thuyết minhđã được phê duyệt. Cụ thể là:

       - Xây dựng và chuyển giao được 01 vườn nhân chồi có diện tích 2.000m2  gồm 05 dòng vô tính cà phê vối chọn lọc, đảm bảo cung cấp hàng năm bình quân 200.000 chồi ghép tốt để phục vụ cho việc ghép cải tạo diện tích cà phê vối hiện có và sản xuất cây con giống phục vụ trồng mới, trồng thay thế, trồng nhân chồi;

      - Đánh giá được 05 dòng vô tính cà phê vối chọn lọc TR4, TR9, TR11, TR12, TR13 cho sinh trưởng, phát triển tốt và năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Đắk Mil;

      - Xây dựng được 02 vùng mô hình thâm canh cà phê tổng hợp với diện tích 100 ha cà phê vối kinh doanh hiện có dựa trên việc ứng dụng đồng bộ một số tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, thu hoạch và đã giúp làm tăng thêm năng suất bình quân 0,696 tấn/ha/năm, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế; đảm bảo sản phẩm cà phê an toàn, sản xuất cà phê bền vững;

      - Xây dựng được mô hình thu hoạch và chế biến cà phê phù hợp với quy mô nông hộ, góp phần làm tăng sản lượng và thu nhập vườn cây của mô hình;

      - Xây dựng thành công mô hình xử lý vỏ cà phê sau chế biến làm phân hữu cơ sinh học và đã giúp người nông dân tự sản xuất được phân bón có chất lượng cao cung cấp cho cây trồng, đồng thời góp phần làm hạn chế ô nhiễm môi trường;

      - Xây dựng thành công mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn thương mại công bằng của FLO (Fairtrade Labeling Organization), bước đầu hình thành nhóm nông dân sản xuất cà phê cấp chứng nhận và đã giúp làm tăng giá trị mua bán của sản phẩm cà phê trên thị trường;

      - Chuyển giao được 07 quy trình công nghệ liên quan đến cà phê; đào tạo được 30 kỹ thuật viên về sản xuất cà phê; tập huấn kỹ thuật cho 700 lượt người và hội thảo nhân rộng cho 200 lượt người về các kỹ thuật chủ yếu góp phần sản xuất cà phê an toàn, bền vững.

      Việc triển khai dự ánđã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường rất lớn, đồng thờicác kết quả đạt được khẳng địnhsự đóng góp của khoa học công nghệ trong việc tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sản xuất và sử dụng tài nguyênbền vững, hợp lý, thông qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn và miền núi.

      Với những kết quả đạt được, Hội đồng khoa học đã thống nhất nghiệm thu đánh giá xếp loại Xuất sắc. Sau khi dự án được tổ chức nghiệm thu cấp tỉnh, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án đã và đang hoàn tất các hồ sơ, thủ tục liên quan, đồng thời chỉnh sửa các nội dung theo ý kiến của các thành viên Hội đồng trước khi nộp sản phẩm về Sở Khoa học và Công nghệ./.    

 

Tin, ảnh : Lê Hoàng