So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong

Thu07042024

Hội đồng giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong canh tác bơ tại tỉnh Đắk Nông”

Đánh giá:  / 0
DởHay 

   Sáng ngày 19/6, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội đồng xét giao trực tiếp đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong canh tác bơ tại tỉnh Đắk Nông”. Đề tài do Viện Công nghệ môi trường chủ trì thực hiện, Chủ nhiệm đề tài là ThS. Đoàn Quang Hà. Hội đồng do ông Nguyễn Viết Thuật – Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm chủ tịch.

Toàn cảnh hội đồng

   Cây bơ có nguồn gốc ở Mexico, được người Pháp trồng nhiều ở nước ta vào những năm 1940. So với các loại cây ăn quả khác, bơ là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng. Đắk Nông hiện là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng bơ lớn của cả nước, với diện tích gần 2600 ha, trồng chuyên canh hơn 700ha, trồng xen canh 1900 ha và năng suất bình quân từ 10-15 tấn.ha, chiếm 20% tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn toàn tỉnh, chủ yếu tập trung nhiều ở các huyện: Đắk Mil, Đắk Song, Đắk R’Lấp, Đắk G’long và thành phố Gia Nghĩa. Hiện nay, trên thị trường nhiều giống bơ cho quả ngon, chất lượng, năng suất cao được người dân trồng nhiều như bơ Cu Ba, bơ 034, bơ Booth, bơ Hass, … Với đặc điểm khí hậu thổ nhưỡng khác so với các tỉnh khác nên Đắk Nông trồng được nhiều giống bơ cho trái quanh năm từ 1-11 tháng hằng năm. Bơ Đắk Nông đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, bởi trái to hớn, dẻo hơn, màu vàng sậm hơn, mẫu mã đẹp hơn và chín kéo dài so với bơ các địa phương khác và cây ăn trái có giá trị dinh dưỡng cao, giàu năng lượng, chưa khoảng 25 loại vitamin và khoáng chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe, được xem là một loại quả siêu thực phẩm ít nơi nào có được. Tuy nhiên, lợi thế lớn nhưng giá trị hàng hóa Bơ Đắk Nông còn thấp do việc hạn chế trong ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sơ chế, bảo quản và vận chuyển, đặc biệt là công nghệ bảo quản đảm bảo để vận chuyển đi các thị trường xa. Quy mô sản xuất manh mún, tình trạng bà con nông dân trồng tự phát không theo quy hoạch, nguồn vật tư đầu vào, quy trình sản xuất chưa đảm bảo, đầu ra sản phẩm không ổn định, chưa xây dựng được thương hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý để truy xuất nguồn gốc, …

   Đề tài dự kiến được thực hiện trong 24 tháng với mục tiêu chế tạo được bộ phân bón lá nano vi lượng gồm 4 loại và xây dựng được quy trình sử dụng trong canh tác cây bơ; Chế tạo được chế phẩm nano bảo vệ thực vật và quy trình sử dụng để hạn chế tác hại của các nấm gây các bệnh thán thư và bệnh thối thân thối trái cho cây bơ.

   Tại Hội nghị, các thành viên trong Hội đồng đã có nhiều góp ý quan trọng đề nghị tổ chức chủ trì tiếp thu, chỉnh sửa hoàn thiện thuyết minh như: Rút gọn phần tổng quan theo đúng trọng tâm nghiên cứu, bổ sung luận giải vấn đề về kế thừa các nghiên cứu trước, đề nghị chuyển giao các quy trình công nghệ về sản xuất phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật cho Trung tâm Thông tin, Kỹ thuật và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Đắk Nông, …Sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện chủ nhiệm và cơ quan chủ trì gửi hồ sơ về Sở Khoa học và Công nghệ trước ngày 10/7/2020 để thực hiện các bước tiếp theo.

 

Tin, ảnh: NM