So Khoa hoc & Cong nghe Dak Nong

Thu07042024

Hội thảo “Tri thức bản địa của các tộc người thiểu số tại chỗ ở tỉnh Đắk Nông”.

Đánh giá:  / 0
DởHay 

    Ngày 07/01/2016 Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Tri thức bản địa của các tộc người thiểu số tại chỗ ở tỉnh Đắk Nông”. Tham dự hội thảo có 30 đại biểu là nhà khoa học và đại diện các Sở, ban, ngành trong tỉnh.

    Tây Nguyên hiện nay là một vùng có nhiều thành phần tộc người nhất so với các vùng trong cả nước. Riêng tại Đắk Nông, đến đầu năm 2015, dân số của tỉnh là 583.356 người, bao gồm 40 thành phần tộc người, trong đó có 3 tộc người tại chỗ gồm M’nông, Êđê, Mạ cư trú lâu đời, chiếm 33% dân số các tộc người thiểu số và 10,13% dân số toàn tỉnh. Các tộc người tại chỗ (bản địa), trong quá trình chinh phục mảnh đất này bằng kinh nghiệm đã tích lũy cho mình một kho tàng tri thức địa phương (tri thức bản địa), thể hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống của xã hội. Những tri thức bản địa đó đóng vai trò rất lớn trong đời sống mọi mặt của các tộc người thiểu số ở Đắk Nông.

    Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe chủ nhiệm đề tài (GS. Ngô Văn Lệ - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) và các chuyên gia chia sẻ một số vấn đề liên quan đến đề tài như: Công tác nghiên cứu tri thức bản địa; vị trí, vai trò của tri thức bản địa trong đời sống của các cộng đồng cư dân; Những thay đổi trong tích lũy, vận dụng tri thức bản địa trong đời sống hiện tại; Tri thức bản địa của một số tộc người thiểu số tại chỗ như người Mạ ở Đắk G’long, người Êđê ở Cư Jút, người M’nông ở Tuy Đức; Những thay đổi tri thức bản địa trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các tộc người…

         

    Thông qua việc thảo luận, hội thảo đã làm rõ được các vấn đề vướng mắc về sự khác biệt giữa các tộc người cùng sinh sống trên một địa bàn và việc đánh giá vị trí, vai trò của tri thức địa phương trong đời sống các cộng đồng dân cư cũng như chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong tích lũy, trong vận dụng tri thức địa phương trong đời sống hiện tại.  

 

Tin, ảnh: N.M